Những lời nói dối nổi tiếng và tai tiếng

Sự kiện: Bí ẩn thế giới

Sự thật có thể mang lại tự do. Nhưng trong nhiều trường hợp, những lời nói dối lại là chìa khóa dẫn đến tiền tài, danh tiếng, sự trả thù hay sức mạnh, và những thứ đó lại quá cám dỗ. Trong lịch sử, điều này thường dẫn đến những ảnh hưởng khó đoán trước.

Người Piltdown

Sau khi Charles Dawson xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc các loài” năm 1859, các nhà khoa học đòi hỏi ông phải có bằng chứng về tổ tiên loài người. Charles đã công bố phát hiện một sọ người cổ nhất thế giới được tìm thấy tại thị trấn Sussex, thuộc thành phố Piltdown, Anh.

Những lời nói dối nổi tiếng và tai tiếng - 1

Mặc dù khám phá đó được cả thế giới công nhận, những sự thật về người Piltdown dând dần lộ ra. Các nhà khoa học cho rằng người Piltdown không hề phù hợp trong câu chuyện tiến hóa của loài người.

Đến những năm 1950, sọ người Piltdown đã được mang ra nghiên cứu và đã chứng minh được rằng chiếc hộp sọ không có tuổi thọ lâu đời như Dawson tuyên bố, chỉ khoảng vài trăm năm.

Các nhà khoa học thế giới đều bị lừa và nghi vấn về việc ai đã dựng lên vụ lừa đảo này vẫn chưa có lời giải vì Dawson đã chết vào năm 1916.

Ngày nay, người ta bắt đầu đổ tội cho Martin A.C. Hinton, một người tình nguyện đi tìm kiếm năm đó.

Vụ án Dreyus

Giống như vụ lừa đảo của Titus Oates, vụ án này cũng làm ảnh hưởng đến chính trị quốc gia và tồn tại nhiều năm sau đó. Alfred Dreyfus là một sĩ quan người Do Thái trong quân đội Pháp cuối thế kỉ 19 khi ông bị buộc tội bán bí mật quân đội cho Đức.

Những lời nói dối nổi tiếng và tai tiếng - 2

Sau khi bị điều trần công khai, chính quyền tuyên án trung thân với Dreyfus và giam ông trên đảo Devils. Nhóm chống Semitic khiến ông trở thành cái cớ để đàn áp người Do Thái.

Tuy nhiên, những nghi vấn nổi lên khi có nhiều lá thư nặc danh cho biết nhân vật Maj. Esterhazy nào đó mới là thủ phạm. Chính quyền Pháp phải vào cuộc khi nhà văn Esmila Zola đứng lên buộc tội quân đội che đậy sự thật.

Sự việc bùng nổ giữa hai phái Dreyfusards, những người muốn vụ án được tái điều tra và phái chống Dreyfusards. Cả hai phía đều không hề tranh luận về sự tự do của Dreyfus và chỉ nói về chính trị.

Sau khi Maj. Hubert Joseph Henry thừa nhận làm giả hồ sơ và tự vẫn, một người khác được lựa chọn và mở lại vụ án. Tòa vẫn tuyên án Dreyfus có tội, tuy nhiên sau đó ông lại được chính tổng thống đứng ra xin lỗi.

Vài năm sau, toà án tối cao tuyên bố Dreyus vô tội. Vụ án này đã ảnh hưởng nhiều đến bộ mặt chính trị của Pháp.

Vụ ngoại tình của Clinton và Lewinsly

Tháng 1 năm 1998,  nhà báo Matt Drudge đã viết một bài báo giật gân về việc tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ngoại tình với một nhân viên thực tập tại Nhà Trắng tên LÀ Monica Lewinsly. Khi nghi vấn đặt ra, Clinton đã không thừa nhận trước công chúng, nhưng sau đó thì mọi việc lộ ra rằng bài báo kia là sự thật.

Những lời nói dối nổi tiếng và tai tiếng - 3

Để chứng minh Clinton có hành vi đó, các luật sư đã lật lại vụ ngoại tình và phát hiện ra cuộn băng thu âm cuộn điện thoại tâm tình giữa Lewinsky và Clinton được bạn của cô gái thu lại. Các luật sư đã tấn công Clinton với nhiều câu hỏi nhạy cảm, và buộc tội ông nói dối về vụ ngoại tình.

Trong khi vụ án đang được chú ý cao, Clinton nhận được trát hầu tòa và sau đó phải thừa nhận vụ ngoại tình. Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu kết tội Clinton nói dối và cản trở sự công bằng.

Mặc dù vậy, Clinton vẫn nhận được sự tín nhiệm từ phía công chúng và thượng nghị viện Mỹ phải tuyến bố ông trắng án.

Watergate

Hai mươi năm trước vụ của Clinton, một tổng thống Mỹ khác cũng dính vào tranh cãi nói dối, ảnh hưởng đến cả đất nước.

Vào mùa hè trước khi tổng thống Nixon trúng cử nhiệm kì thứ hai, 5 người đã bị bắt khi đột nhập vào trụ sở Hội đồng Đảng dân chủ đặt tại khách sạn Watergate.

Theo những thông tin được tiết lộ một năm sau, đó là những người được "tay chân" của Nixon thuê để đặt máy nghe trộm điện thoại tại đây. Vấn đề đặt ra là Nixon có biết hay đang che giấu chuyện này, hay là chính là người ra lệnh.

Những lời nói dối nổi tiếng và tai tiếng - 4

Để trả lời công chúng, Nixon nói mình không liên quan, và trước mặt 400 phóng viên báo đài, tự mình tuyên bố: “Tôi không phải là kẻ lừa đảo”. Câu nói này cũng đại diện cho cả sự nghiệp chính trị của ông.

Nhưng sau đó, hội đồng điều tra yêu cầu Nixon giao ra cuộn băng ghi âm các cuộc hội thoại trong Nhà Trắng. Việc Nixon từ chối khiến vụ án được đưa ra tòa án tối cao Mỹ, và lúc này ông buộc phải giao cuộn băng tiết lộ sự thật.

Cuối cùng Nixon đã phải từ bỏ và từ chức khỏi văn phòng. Vụ án đã ghi dấu ấn trong lịch sử chính trị của nước Mỹ, và người ở phía ngoài Washington đắc cử vài năm sau đó.

Lời nói dối vĩ đại: Tuyên truyền chủ nghĩa phát xít Đức

Khi chủ nghĩa phát xít nổi lên ở Đức những năm 1930, những người Do Thái phải chịu thời gian dài phân biệt đối xử và ngược đãi.

Mặc dù, Đảng quốc xã đã tạo ra một vụ lừa đào hàng thế kỉ, thì thời điểm này vẫn là thời kì ảnh hưởng lớn nhất khi phái chống Semitism thực thi chính sách “Phán quyết cuối cùng”, cố gắng quét sạch người Do Thái ra khỏi Trái Đất.

Những lời nói dối nổi tiếng và tai tiếng - 5

Adolf Hitler và bộ trưởng bộ tuyên truyền, Joseph Goebbels, đã thực hiện một chiến dịch rộng rãi thuyết phục người Đức rằng người Do Thái là kẻ thù của họ.

Chúng tung ra những lời nói dối, đổ tội cho người Do Thái mọi vấn đề của Đức, kể cả việc thua cuộc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Một trong số đó là người Do Thái thường bắt những đứa trẻ theo đạo Thiên chúa, và dùng máu chúng rưới lên bánh mì để ăn.

Sử dụng người Do Thái thành cái cớ, Hitler và tay chân thực hiện kế hoạch “Lời nói dối vĩ đại”. Không cần biết lời nói dối đó như thế nào, mọi người sẽ đều tin khi được nghe đi nghe lại đủ nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hải Yến (Theo Howstuffworks) ([Tên nguồn])
Bí ẩn thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN