Chấm thi môn văn: Đề “mở”, thí sinh “đóng”

Theo nhận xét của nhiều giám khảo chấm thi môn Văn, đề thi năm nay tuy hay nhưng bài làm của thí sinh không thực sự sáng tạo như các thầy cô mong đợi. Một số bài lại “sáng tạo” quá khiến người chấm thi cười vỡ bụng…

Anh Trương Ba rất đẹp trai, đạo đức giả…

Nhiều giáo viên được Sở GD&ĐT Hà Nội huy động đi chấm thi kể, kết quả làm bài môn Văn của thí sinh Thủ đô có phần kém so với mọi năm. “Trong số khoảng 700 - 800 lượt bài mà tôi chấm, bài làm đạt kết quả cao nhất là 7,5 điểm. 

Số còn lại phần lớn chỉ đạt mức điểm trung bình hoặc xấp xỉ trung bình. Trong toàn hội đồng có điểm 9 nào không tôi không rõ, nhưng trong tổ chấm của tôi chỉ có một giáo viên chấm được một bài 8,5 điểm”, cô H.H, giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín, Hà Nội cho biết.

Cũng theo nhiều giám khảo ở Hà Nội, nói chung câu 1 (câu đọc – hiểu) học sinh làm khá tốt và đây chính là câu giúp các em gỡ điểm. Còn câu 2, không nhiều thí sinh phân tích được khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba, chủ yếu các em chỉ dừng lại yêu cầu thứ hai của câu hỏi là trình bày suy nghĩ con người cần được sống là chính mình. 

Chấm thi môn văn: Đề “mở”, thí sinh “đóng” - 1

Đề Văn tốt nghiệp THPT năm nay được đánh giá là mở nhưng thí sinh làm bài lại thể hiện điều ngược lại. Ảnh: Như Ý

Một giáo viên Trường THPT Hoài Đức B kể: “Vì đề mở nên nhiều em “sáng tạo” lắm, bỏ qua vở kịch luôn mà chỉ nói về vấn đề được sống với chính mình với rất nhiều ý nghĩ phong phú. Có em viết được sống chính là mình nghĩa là được làm mọi điều mình thích. Em khác lại cho rằng được sống chính là mình là không chịu sự kiểm soát của bất kỳ ai kể cả bố mẹ kể cả thầy cô. Có trường hợp trình bày được sống chính là mình tức là được mơ ước thoải mái, được bố mẹ cho tiền để thỏa mãn mơ ước đó dù mơ ước cao sang đến mức nào!”.

Cũng ở hội đồng chấm thi môn văn của Hà Nội, có nhiều bài làm cho thấy thí sinh gần như chưa bao giờ tiếp cận với văn bản vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. 

Trong suốt sáu ngày chấm thi, tiếc là tôi không gặp được bài nào đặc biệt theo nghĩa tích cực. Cũng có những bài được điểm 8, nghĩa là cũng đáng nể rồi. Nhưng được điểm 8 nghĩa là nói đúng ý đồ của người chấm, do đó khó mà bảo đó là những bài văn sáng tạo”.

Một thành viên tổ chấm kiểm tra, Hội đồng chấm thi môn Văn, Sở GD&ĐT Hà Nội

 “Tôi được phân công chấm trong tổ kiểm tra, mỗi ngày chúng tôi lại được giao chấm lại ngẫu nhiên trong số 5% bài đã được chấm.

Có lần tôi rút trúng một bài, đọc xong thì cười lăn lộn. Thí sinh viết thế này (đại ý): Anh Trương Ba rất đẹp trai tài hoa nhưng chẳng may bị chết, anh hàng thịt thì ngu muội dốt nát thô lỗ nhưng lại được sống và được sang cả nhà Trương Ba… 

Tức là em đó không nhớ gì nội dung vở kịch nên “chém” lung tung. Một bài khác, thí sinh lại viết rằng anh Trương Ba thực ra là đạo đức giả, còn sống thật với mình là phải được ăn thịt uống rượu giống như anh hàng thịt. Sống như anh Trương Ba là làm màu, sống không đúng là mình. Sống như anh hàng thịt mới sống chính là mình”, một thành viên tổ chấm kiểm tra kể.

Thí sinh không chịu mở

Một số giám khảo của những địa phương khác cho biết kết quả chấm thi ở hội đồng của họ khả quan hơn, nghĩa là điểm 7 điểm 8 khá nhiều nhưng lại không nhiều bài xuất sắc. Tuy nhiên, câu gỡ điểm cho các em vẫn là câu 1. 

Chấm thi môn văn: Đề “mở”, thí sinh “đóng” - 2

Thí sinh làm bài thi môn Văn tốt nghiệp THPT.   ảnh: Như ý

Cô H, giáo viên Trường THPT Hoằng Hóa 4, Thanh Hóa nhận xét: “Đa số học sinh đều làm được bài ở mức độ bình thường. Nhiều em còn sa đà vào trình bày suy nghĩ về lối sống. Lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, lỗi logic trong diễn đạt còn nhiều lắm”.

Cô T.H, giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh có nhận xét tương tự: “Phần nghị luận văn học nói chung các em làm kém nhưng nhờ đề mở nên đã đã tạo điều kiện cho một số em đưa ra những suy nghĩ khá chân thành ở phần nghị luận xã hội”. 

Nhưng quá tin cậy vào sự thành thật mà thiếu độ tinh trong lựa chọn dẫn chứng, cộng với cách diễn đạt ngây ngô, một số em khiến giám khảo được những trận cười chảy nước mắt.

Để nhận ngay ĐIỂM THI Tốt nghiệp 2014, soạn tin:

DIEM Mãtỉnh Sốbáodanh gửi 8702

VD: Thí sinh tại Hà Nội, có SốBD là 102886. Soạn tin:

DIEM 1A 102886 gửi 8702

Xem chi tiết bấm đây

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quý Hiên (Tiền Phong)
Thi tốt nghiệp THPT 2018 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN