Bệnh sởi: Tiêm văcxin bao lâu thì có tác dụng?

Sự kiện: Dịch sởi

Mũi đầu tiên các bé cần 1 tháng mới có thể sinh kháng thể nhưng các mũi sau trở đi thì sau khi tiêm văc xin cơ thể cần 2 đến 3 tuần để tạo kháng thể bảo vệ, nhanh hơn mũi đầu.

Tiêm chủng cần một tháng có kháng thể

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện  nay có khoảng 1,5 triệu liều vắc xin sởi đã về kho và thực hiện tiêm đủ cho trẻ dưới 3 tuổi chưa tiêm phòng sởi. Ngay cả các cháu tiêm phòng sởi rồi nhưng bố mẹ chưa chắc chắn cũng có thể cho con đi tiêm lại. Vắc xin sởi này sẽ tiêm hoàn toàn miễn phí cho các bé. Tại TP.HCM ngay sau khi có công điện khẩn của Bộ Y tế về tiêm vét sởi cho trẻ dưới 2 tuổi, UBND TP.HCM đã đề nghị được tiêm lên cho trẻ 3 tuổi và Bộ Y tế đã đồng ý.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà mẹ lo lắng không cho con đi tiêm vì sợ con chưa có kháng thể đã mắc bệnh từ các phòng tiêm chủng. Chị Vân Anh trú tại Xa La lo lắng đã mấy ngày nay chị gọi người về tiêm dịch vụ nhưng không được. Trong khi đó, chị không dám đưa con ra trạm y ế phường để tiêm. Tương tự, nhiều bà mẹ băn khoăn ủ con ở nhà chờ qua mùa dịch rồi mới tiêm vì không biết tiêm vắc xin vào thì con sẽ có kháng thể ngay hay chưa.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Các bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết bệnh sởi là dạng bệnh có sốt và phát ban. Một số loại vi rút khác cũng gây sốt và phát ban, đôi khi làm chúng ta bị nhầm lẫn với sởi. Tuy nhiên các bà mẹ chỉ có cách phòng bệnh cho con bằng tiêm chủng. Nói về kháng thể sau tiêm, bác sĩ Hà cho biết mũi đầu tiên các bé cần 1 tháng mới có thể sinh kháng thể nhưng các mũi sau trở đi thì sau khi tiêm văc xin cơ thể cần 2 đến 3 tuần để tạo kháng thể bảo vệ, nhanh hơn mũi đầu. Vì thế, việc tiêm chủng bất cứ lúc nào cũng cần thiết.

Bệnh sởi: Tiêm văcxin bao lâu thì có tác dụng? - 1

Tiêm chủng phòng sởi để đảm bảo an toàn miễn dịch sởi cho trẻ cả đời

Đối với những trẻ đã từng bị sởi thì cơ thể sẽ tạo được miễn dịch bảo vệ phòng bệnh sởi bền vững suốt đời. Chính vì vậy, những trẻ đã được xác định mắc sởi bằng xét nghiệm thì không cần phải tiêm văc xin sởi. Tuy nhiên, những trường hợp nghi mắc sởi mà không có chẩn đoán xác định thì vẫn cần phải tiêm văc xin sởi như quy định.

Tiêm một mũi an toàn 85 %

Còn bác sĩ Bùi Vũ Huy - trưởng khoa Nhi BV Các bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, thông thường, khi chúng ta tiêm một mũi sởi thì đảm bảo phòng bệnh cho các cháu được tiêm từ 80 đến 90% vì một số lý do như tại thời điểm tiêm trẻ đang có bệnh, chưa đáp ứng với văc xin... Vì vậy tiêm mũi thứ 2 nhằm bao phủ cho 10-15% còn lại chưa được bảo vệ bởi mũi một. 

Khi sản xuất văc xin sởi, các nhà sản xuất cố gắng đảm bảo hiệu quả phòng bệnh của văc xin sởi đến 90%.Tuy nhiên, một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiêm chủng, như sức khỏe của bản thân mỗi trẻ một số trẻ đang có bệnh kín đáo, hoặc giai đoạn ủ bệnh chưa biểu hiện ra ngoài - những trường hợp này khi tiêm thì đạt hiệu quả thấp hơn và một số lý do khác ngoài mong muốn của ngành y tế. 

Số lượng 80-85% là số trẻ chắc chắn đã được bảo vệ sau tiêm mũi 1. Đây là kết quả đánh giá của chương trình tiêm chủng, chúng ta không thể chắc chắn cháu nào đã đạt hiệu quả và cháu nào chưa. Vì vậy, sau nhiều năm cân nhắc, ngành y tế quyết định phải tiêm ngừa sởi 2 mũi để những trường hợp chưa được bảo vệ bằng mũi 1 sẽ được bảo vệ bằng mũi 2. Tổ chức y tế thế giới cũng hướng dẫn những người được tiêm phòng đủ 2 mũi sẽ có miễn dịch cả đời, và đủ kháng thể truyền cho con, với phụ nữ. 

Văc xin sởi là một trong những văcxin có hiệu lực cao nhất, nhưng chỉ đạt hiệu lực khoảng 90%. Như vậy trong số 100 trẻ được tiêm, sẽ có một số trẻ tiêm rồi vẫn có khả năng mắc bệnh. Điều này phụ thuộc vào hiệu lực của văc xin và sự đáp ứng miễn dịch của trẻ.

Do đó, hiện nay ở Việt Nam tổ chức tiêm chủng sởi cho trẻ mũi 2 vào lúc trẻ 18 tháng tuổi, thay vì chỉ một mũi lúc 9 tháng tuổi như trước kia. Vì trước kia không có điều kiện nên chỉ tiêm một mũi đối với văcxin của của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với vắc xin MR (Sởi và Rubela), mũi một lúc 1 tuổi và mũi nhắc lại lúc 4-6 tuổi để củng cố miễn dịch cho trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Dịch sởi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN