Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
-
Jack Draper
-
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Những kỳ ASIAD đáng nhớ với thể thao nước nhà

Sự kiện: Asiad 2023

Thể thao Việt Nam đã có những dấu ấn đáng kể khi thi tài tại các kỳ Á vận hội. Để có được vinh quang trên đấu trường châu lục, không ít các vận động viên Việt Nam đã phải đổ nhiều mồ hôi và nước mắt.

ASIAD 12: Dấu ấn Trần Quang Hạ

Asian Games lần thứ 12 được tổ chức ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1994 từ ngày 2 đến 16/10 năm 1994. Đây là lần đầu tiên Asiad không được tổ chức ở thủ  đô của một quốc gia. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. Một sự kiện đáng chú ý là sự trở lại của đoàn Đài Loan sau khi sáp nhập vào Trung Quốc. 

Những kỳ ASIAD đáng nhớ với thể thao nước nhà - 1

Trần Quang Hạ đăng quang tại ASIAD 12

Đại hội lần này có sự tham dự của 6842 vận động viên và quan chức đến từ 42 quốc gia, tham gia tranh tài ở 34 môn thể thao. Đoàn Việt Nam tham dự kỳ đại hội này với 84 VĐV và quan chức, thi đấu ở các môn như: điền kinh, bắn súng, bóng bàn, judo, taekwondo, wushu, vật tự do và soft tennis. Ngoài ra còn có một số môn mới lần đầu được đưa vào thi đấu ở đại hội như: bóng rổ, karatedo và 10 môn phối hợp hiện đại.

Đại hội này đánh dấu một bước tiến vẻ vang về thành tích của đoàn Việt Nam với chiếc huy chương vàng môn taekwondo của Trần Quang Hạ và hai chiếc huy chương bạc của hai vận động viên Karateo Phạm Hồng Hà và Trần Văn Thông.

Ở môn hấp dẫn nhất của đại hội là bóng đá, đội tuyển Uzberkistan lần đầu tiên đăng quang ngôi vô địch trong lịch sử các kỳ Á vận hội khi đánh bại đội tuyển Trung Quốc trong trận chung kết với tỉ số 4-2. Kỳ đại hội này Trung Quốc tiếp tục thống lĩnh bảng xếp hạng tổng sắp với 125 HCV, 83 HCB và 58 HCĐ.

ASIAD 13: Taekwondo tiếp tục tỏa sáng với Hồ Nhất Thống

Á vận hội lần thứ 13 được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan từ ngày 6 đến 20/12 năm 1998. Đây là lần thứ 4 Thái Lan tổ chức một sự thể thao lớn của châu Á. Tham dự đại hội lần này có 6554 VĐV đến từ 41 quốc gia, tranh tài ở 36 môn thể thao.

Đoàn thể thao Việt Nam tham dự với 198 thành viên (118 VĐV), thi đấu ở 15 môn. Kết quả, đoàn Việt Nam đoạt 17 huy chương (1 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và 11 huy chương đồng),và xếp hạng 22/41. Teakwondo tiếp tục là môn thể thao mũi nhọn của đoàn Việt Nam khi mang về chiếc huy chương vàng duy nhất do công của vận động viên Hồ Nhất Thống ở hạng cân 58kg.

Những kỳ ASIAD đáng nhớ với thể thao nước nhà - 2

Hồ Nhất Thống từng đăng quang ASIAD 1998. Ảnh: Huy Tường

Bộ môn bóng đá chứng kiến đội Iran lên ngôi vô  địch lần thứ 2. Lần đầu tiên Iran vô địch giải Á vận hội môn bóng đá là vào năm 1982. Đoàn Trung Quốc tiếp thục thống trị thể thao châu lục với 129 huy chương vàng, 78 huy chương bạc và 67 huy chương đồng. Đoàn Hàn Quốc xêp thứ 2 và Nhật Bản xếp thứ 3.

ASIAD 14: Karatedo lên tiếng

Năm 2002, ASIAD lần thứ 14 được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc từ ngày 29/9-14/10 với sự tham gia của 7.556 VĐV đến từ 44 quốc gia, thi tài ở 38 môn thể thao. Đại hội lần này ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor. Có trên 18.000 phóng viên tác nghiệp tại Busan.

Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 14 với 180 thành viên trong đó có 125 VĐV tham gia thi đấu 16 môn thể thao. Mục tiêu chung của đoàn là góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, đồng thời là dịp để đánh giá lại trình độ thể thao thành tích cao và lực lượng VĐV các môn thể thao để có phương hướng chuẩn bị tốt cho SEA Games 22 năm 2003 tại Việt Nam.

Những kỳ ASIAD đáng nhớ với thể thao nước nhà - 3

Võ sĩ TPHCM Nguyễn Trọng Bảo Ngọc (ảnh) cùng đồng đội Vũ Kim Anh giành 2 HCV ở môn karatedo cho TTVN

Kết thúc Đại hội, đoàn Thể thao Việt Nam đã đạt được 4 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 7 huy chương đồng và xếp hạng thứ 15/44 nước tham dự ASIAD 14. Đoàn Trung Quốc lại dẫn đầu với 150 huy chương vàng, 84 huy chương bạc và 74 huy chương đồng. Xếp thứ hai là đoàn Hàn Quốc và thứ ba là đoàn Nhật Bản. Đại hội lần này đã có nhiều kỉ lục thế giới mới được thiết lập.

ASIAD 15: Cầu mây lên tiếng

Đại hội diễn ra từ 1-15/12 với sự tham gia của khoảng 10.500 VĐVvà quan chức đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, thi đấu 39 môn thể thao với 423 nội dung thi đấu. Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội với 357 thành viên, tham dự 25/39 môn thể thao chính thức của Đại hội.

Kết thúc Đại hội, Đoàn Thể thao Việt Nam đã đạt được 3 HCV (Vũ Thị Nguyệt Ánh của karatedo, cầu mây đồng đội nữ và cầu mây đôi nữ của những Nguyễn Hải Thảo, Lưu Thị Thanh), 13 HCB, 7 HCĐ, xếp thứ 15 trên tổng số 23 nước đoạt huy chương.

Những kỳ ASIAD đáng nhớ với thể thao nước nhà - 4

Cầu mây Việt Nam khẳng định vị thế tại ASIAD 15. Ảnh: Huy Tường

Đoàn Trung Quốc dẫn đầu với 165 HCV, 88 HCB và 63 HCĐ. Đứng thứ hai là đoàn Hàn Quốc và đoàn Nhật Bản xếp thứ 3. Môn bóng đá nam, đội chủ nhà Qatar lên ngôi vô địch sau khi giành thắng lợi trong trận chung kết với Iraq với tỉ số 1-0. Một sự kiện đáng chú ý ở ASIAD 15, đó là kỳ đại hội phải tạm hoãn sau cái chết của vận động viên đua ngựa của Hàn Quốc Kim Hyung-chil.

ASIAD 16: Một kỳ tranh tài đáng quên

Đại hội thể thao châu Á lần thứ 16 diễn ra từ 12-27/11/2010, với sự tham gia của 9.704 VĐV đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, thi đấu 42 môn thể thao với 476 nội dung thi đấu. Đoàn thể thao Việt Nam đến đại hội với 350 thành viên, trong đó có khoảng 270 VĐV dự tranh 27/42 môn thi đấu.

Mục tiêu của đoàn là giành nhiều huy chương hơn kỳ Đại hội trước. Cụ thể là phấn đấu giành từ 4 đến 6 HCV để đứng trong tốp 20 trên bảng tổng sắp huy chương Đại hội. Tuy nhiên, chúng ta chỉ giành vẻn vẹn có 1 HCV, tụt từ 19 xuống hạng 24. Kết thúc đại hội, đoàn TTVN xếp ở vị trí 26 trên tổng số 34 nước tham dự với 1 HCV (Lê Bích Phương – karatedo), 17 HCB, 15 HCĐ. Đoàn Trung Quốc dẫn đầu với 163 HCV, 83 HCB và 79 HCĐ. 

Những kỳ ASIAD đáng nhớ với thể thao nước nhà - 5

Võ sĩ trẻ Lê Bích Phương (karatedo) bất ngờ vượt qua nhà vô địch thế giới người Nhật Bản để giành HCV duy nhất cho đoàn TTVN tại ASIAD 16. Ảnh Huy Tường

Đứng thứ 2 là đoàn Hàn Quốc và Nhật Bản là nước xếp thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương. Môn bóng đá nam, Nhật Bản đã lên ngôi vô địch sau khi vượt qua UAE với tỷ số sát nút 1-0. Tại Asian Games 16 có 3 kỷ lục thế giới và 103 kỷ lục châu Á bị phá vỡ. 

Những kỳ ASIAD đáng nhớ với thể thao nước nhà - 6

ASIAD 16 thực sự là một kỳ tranh tài đáng quên với TTVN. Ảnh Huy Tường

Ngoài ra, tay vợt đoạt HCV môn cầu lông Lin Dan được bình chọn là VĐV xuất sắc nhất đại hội. ĐH thể thao châu Á được Chủ tịch HĐ Olympic châu Á ca ngợi là một trong những đại hội tốt nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo PV (Thể thao TP HCM)
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN