Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
0
Jack Draper
0
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Quyền Anh từng bị cấm vì bị cho là môn võ tàn nhẫn

Sự kiện: Khám phá võ thuật

Quyền Anh hay còn gọi là Boxing, Đấm bốc là môn võ và thể thao đối kháng giữa 2 người xuất phát từ phương Tây, sử dụng cú đấm kết hợp với di chuyển bộ chân, đầu và thân mình.

Tên gọi quyền Anh trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên tiếng Pháp là Boxe Anglaise (quyền thuật của người Anh). Hiện nay cũng thường được gọi với tên Boxing, trong Tiếng Anh có nghĩa quyền thuật. Cho đến nay vẫn chưa xác định được mốc thời gian cụ thể khi quyền Anh ra đời.

Bắt đầu từ môn võ của sự tàn nhẫn

Nhiều chứng minh chỉ ra rằng quyền Anh có sớm ở bắc châu Phi khoảng 4000 năm TCN và Địa Trung Hải khoảng 1500 năm TCN. Hy Lạp khoảng 900 năm TCN và La Mã cổ đại 500 năm sau Công nguyên. Khoảng 3.700 năm trước CN, ở xứ Mésopotamie (cổ Hy Lạp) đã lưu hành môn đấu quyền, thuỷ tổ của môn quyền Anh ngày nay.

Theo vothuat.info, có một thời gian môn đấu quyền bị suy vị, mãi đến năm 1750 trước CN mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghỉ ngơi nhất định, đều tổ chức thi đấu với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp.

Đương thời, Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn, bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi.

Năm 746 trước CN, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạp, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên, do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước CN, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền.

Quyền Anh hiện đại

Đến thế kỷ 16, môn đấu quyền xa xưa của Hy lạp – La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở nước Anh trong phong trào phục hưng.

Quyền Anh từng bị cấm vì bị cho là môn võ tàn nhẫn - 1

James Figg

Từ năm 1719 đến năm 1730, James Figg đã chiến thắng nhiều đối thủ và được coi là Nhà vô địch quyền Anh hạng nặng đầu tiên, và cũng là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền.

Sau đó, một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn: mở trường dạy đấu quyền, phát minh ra đôi găng tay để giảm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra qui tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn..

Năm 1973, Jack Broughton sửa đổi lại thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn thành bộ “Luật Quyền Anh” chính thức.

Theo thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn, mỗi trận chia ra làm từng hiệp một và chỉ chấm dứt khi nào một võ sĩ bị đánh knockout. Nếu võ sĩ bị đánh ngã trong vòng 30 giây mà không đứng dậy thì trọng tài sẽ tuyên bố thắng cho võ sĩ đã đánh ngã. Đặc biệt là các đấu sĩ được phép dùng các đòn vật trong trận đấu.

Đến năm 1865, một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến qui tắc đấu quyền thành một qui tắc mang tính tài tử hơn: chỉ đấu ba hiệp, mỗi hiệp ba phút, thay vì đấu mười sáu hiệp như qui tắc Broughton.

Sau này qui tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và qui tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh nghiệp dư.

Năm 1904, quỵền Anh lần đầu tiên được đưa vào chương trình Olympic và trở thành môn thi đấu chính thức của các kỳ thế vận hội.

Năm 1920, Liên đoàn Quyền Anh thế giới (AIBA) ra đời.

Năm 1994, đã có 122 quốc gia gia nhập AIBA, cho đến nay theo thống kê trên trang web của AIBA đã có 194 quốc gia (trong đó có Việt Nam) trực thuộc tổ chức này.

Trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quyền các bộ luật quốc gia chính thức về quyền Anh chuyên nghiệp gồm các chi tiết kỹ thuật về xây dựng võ đài, hình vuông có kích thước là 16 – 20 ft (4.9-6.1 m); trọng lượng tối thiểu của găng tay bông từ 6 – 8 oz (170-227 g); số vòng đấu tối đa (thường là 12 hiệp trong các trận giành chức vô địch); quy định về trọng tài và giám khảo; các định nghĩa và phạt lỗi; các hệ thống tính điểm để xác định kẻ thắng cuộc mà không phải dùng đến nốc ao.

Bộ luật quốc gia cũng quy định trận đấu có thể tạm dừng để tránh cho võ sĩ có thể bị chấn thương nặng khi chưa bị nốc ao, khi không còn khả năng bảo vệ mình. Một cú nốc ao kỹ thuật (TKO) xảy ra khi một võ sĩ không thể tiếp tục chơi hiệp tiếp theo. Một trận đấu như thế được coi là đã kết thúc.

Mặc dù có 12 hạng cân nhưng phần lớn các võ sĩ chuyên nghiệp chỉ thi đấu trong những cấp sau. Hạng cân tối đa:

Võ sĩ hạng ruồi, 112 lb (50.7 kg);

Võ sĩ hạng gà, 118 lb (53.5 kg);

Võ sĩ hạng lông, 126 lb (57.1 kg);

Võ sĩ hạng nhẹ, 135 lb (61.2 kg);

Võ sĩ hạng bán trung, 147 lb (66.6 kg);

Võ sĩ hạng trung, 160 lb (72.6 kg);

Võ sĩ hạng dưới nặng, 175 lb (79.4 kg);

Võ sĩ hạng nặng, 195 lb (88.5 kg) và hơn nữa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Võ Tường (Thethaohcm.vn)
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN