Vàng đang bị chứng khoán vượt mặt

Thị trường vàng đang ngày càng lạnh hơn trong khi thị trường chứng khoán không ngừng tăng vọt.

Sàn thành phố Hồ Chí Minh

Trong tuần này, giá vàng liên tục đi lùi trong khi chứng khoán tăng nóng và vững vàng trên ngưỡng 600 điểm. Trong phiên chiều hôm qua, VN-Index bất ngờ quay đầu đi xuống khiến nhà đầu tư bước vào phiên giao dịch sáng nay với tâm lý thận trọng. Tâm lý thận trọng khiến thị trường nhích lên từng bước. Hết đợt 1, VN-Index chỉ tăng 0,22 điểm và chênh vênh ở ngưỡng 600 điểm.

Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng phục hồi khi một số cổ phiếu vốn hóa như BVH, CTG, HAG, VCB,…  lớn tăng đáng kể. Các mã này truyền cảm hứng cho nhiều penny và midcap. Kết quả là thay vì tăng thận trọng, VN-Index tăng nóng. Đầu giờ chiều, có lúc VN-Index tăng khoảng 6 điểm.

Sau hơn 30 phút tăng nóng đầu giờ chiều, VN-Index hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì được đà đi lên. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/3, VN-Index chỉ tăng 1,49 điểm, tương ứng 0,25% và dừng ở mức 601,75 điểm. Trong suốt 1 tuần trở lại đây, VN-Index lình xình quanh ngưỡng 600 điểm.

Thanh khoản trên sàn thành phố Hồ Chí Minh, thanh khoản tiếp tục đứng ở mức rất cao. Tổng khối lượng giao dịch đạt 229.955.020 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 5.017,68 tỷ đồng, ít thay đổi so với hôm qua và vẫn đứng ở mức cao ngất ngưởng. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 5.087.670 cổ phiếu, tương ứng 194,12 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có  157 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 78 mã giảm giá. 

VN30-Index tăng mạnh hơn VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/3, VN30-Index tăng 3,9 điểm, tương ứng 0,58% và dừng ở mức 679,98 điểm. Trong phiên, có lúc VN30-Index tăng hơn 12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 114.077.740 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 3.564,79 tỷ đồng, thanh khoản tăng mạnh so với hôm qua. Nhóm VN30-Index có  15 mã tăng giá, 5 mã đứng giá và 10 mã giảm giá. 

Đầu giờ chiều, có thời điểm tất cả 30 mã tăng rổ VN30-Index đều đi lên. Tuy nhiên, cuối phiên, có tới 10 blue-chip suy yếu. Đây là nguyên khiến VN-Index hụt hơi và chỉ giữ được đà tăng rất nhẹ. Một số blue-chip giảm giá có thể kể đến như MSN giảm 2.000 đồng/CP xuống 103.000 đồng/CP, PVD giảm 1.500 đồng/CP xuống 78.000 đồng/CP, HSG giảm 1.000 đồng/CP xuống 56.000 đồng/CP,…

Ở chiều ngược lại, nhiều blue-chip vẫn duy trì được sức nóng. VIC tăng 2.000 đồng/CP lên 78.500 đồng/CP, VNM tăng 1.000 đồng/CP lên 44.000 đồng/CP, MBB tăng 500 đồng/CP lên 16.400 đồng/CP, HAG tăng 500 đồng/CP lên 29.500 đồng/CP, FPT tăng 500 đồng/CP lên 71.500 đồng/CP, CII tăng 900 đồng/CP lên 27.500 đồng/CP.

PVT là blue-chip duy nhất tăng trần. PVT tăng 1.100 đồng/CP lên 17.900 đồng/CP. Trước đó, thậm chí, có thời điểm PVT giảm xuống 16.700 đồng/CP. PVT đi lên sau 2 phiên giảm liên tiếp. Khối lượng giao dịch của PVT tăng vọt, đạt hơn 13 triệu đơn vị. Con số này ngày hôm qua là hơn 2 triệu đơn vị.

Cùng với PVT, nhiều cổ phiếu họ dầu khí “rủ nhau” tăng trần. PTL tăng 200 đồng/CP lên 4.100 đồng/CP, PXM tăng 100 đồng/CP lên 2.100 đồng/CP. Số mã tăng trần của cổ phiếu họ dầu khí giảm so với hôm trước.

Sàn Hà Nội

Sàn Hà Nội cũng có diễn biến như sàn thành phố Hồ Chí Minh khi cả hai chỉ số đều hạ nhiệt cuối phiên. Kết thúc phiên giao dịch 21/3, HNX-Index tăng 0,66 điểm, tương ứng 0,73% và đóng cửa ở mức 90,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 137.780.179 cổ phiếu, tương ứng 1.819,37 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 5.371.302 cổ phiếu, tương ứng 49,84 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 190 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 76 mã giảm giá.

HXN30-Index tăng mạnh hơn HNX-Index. Chốt phiên ngày 21/3, HNX30-Index tăng 1,66 điểm, tương ứng 0,9% và đóng cửa ở mức 185,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 34.011.500 cổ phiếu, tương ứng  476,46 tỷ đồng. Trong nhóm có 21 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 6 mã giảm giá.

Những blue-chip giảm mạnh nhất sàn Hà Nội có thể kể đến như NTP giảm 900 đồng/CP xuống 72.100 đồng/CP, LAS giảm 500 đồng/CP xuống 47.400 đồng/CP, PVL giảm 300 đồng/CP xuống 5.900 đồng/CP, PVG giảm 200 đồng/CP xuống 15.200 đồng/CP, PVS giảm 200 đồng/CP xuống 29.800 đồng/CP,..

ORS là cổ phiếu nóng nhất sàn Hà Nội khi có phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp. Kết phiên 21/3, ORS tăng 400 đồng/CP lên 5.000 đồng/CP. Dư mua trần ORS đạt gần 100 ngàn đơn vị. Đà đi lên của cổ phiếu họ chứng khoán này vẫn khá vững vàng.

SHB tiếp tục là tâm điểm của khối ngoại. Hôm nay, khối ngoại giao dịch SHB với khối lượng rất lớn, trong đó bán ra nhiều hơn mua vào. Lượng bán ra đạt gần 13 triệu đơn vị nhưng lượng mua vào chỉ là 3,1 triệu đơn vị. Vì vậy, SHB khó có thể tăng cùng thị trường. SHB đứng giá ở mức 11.600 đồng/CP.

           

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN