Dân Scotland bắt đầu bỏ phiếu đòi tách khỏi Anh

Cuộc trưng cầu dân ý lần này của Scotland được coi là thời khắc quyết định vận mệnh của Vương quốc Anh.

Ngày 18/9, người dân Scotland bắt đầu đến các điểm bỏ phiếu tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý để quyết định số phận của vùng đất này sẽ vẫn là một phần của Vương quốc Anh hay trở thành một quốc gia độc lập.

Dân Scotland bắt đầu bỏ phiếu đòi tách khỏi Anh - 1

Cử tri Scotland xếp hàng chờ đến lượt bỏ phiếu

Sau ngày vận động cuối cùng đầy quyết liệt, giờ đây các cử tri từ 16 tuổi trở lên bắt đầu đến các điểm bỏ phiếu tại trường học và tòa thị chính để quyết định số phận của một Liên hiệp Vương quốc Anh 307 tuổi.

Một doanh nhân tên là Ron đến bỏ phiếu sớm nhất tại điểm bỏ phiếu ở tòa án Waverley, Edinburgh phát biểu: “Đây là ngày lịch sử của Scotland. Tôi đã chờ đợi ngày này cả đời mình. Giờ đây đã đến lúc Scotland tách khỏi Anh để giành độc lập”.

Dân Scotland bắt đầu bỏ phiếu đòi tách khỏi Anh - 2

Nhiều người dân Scotland ủng hộ phương án tách khỏi Anh

Trong khi đó, hai công nhân đi ngang qua hô lớn “Hãy nói Không!”, thể hiện mong muốn níu kéo Scotland vào Vương quốc Anh như hiện nay. 4 cuộc thăm dò dư luận ngay trước cuộc bỏ phiếu cho thấy tỉ lệ ủng hộ độc lập cho Scotland là 48%, trong khi đó số người phản đối là 52%. Tuy nhiên, trong cuộc thăm dò thứ năm, tỉ lệ này thay đổi tương ứng là 49% và 51%.

Các cuộc thăm dò cũng cho thấy khoảng 600.000 trong tổng cộng 4,3 triệu cử tri của Scotland vẫn chưa quyết định sẽ lựa chọn phương án nào, khi trên lá phiếu của họ chỉ có một câu hỏi “Bạn có ủng hộ việc Scotland giành độc lập hay không?” cùng 2 câu trả lời là “Có” và “Không”.

Các quan chức bầu cử cho biết kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này sẽ được công bố vào sáng sớm ngày thứ Sáu (giờ địa phương).

Dân Scotland bắt đầu bỏ phiếu đòi tách khỏi Anh - 3

Số phận của Liên hiệp Vương quốc Anh sẽ được định đoạt qua cuộc trưng cầu dân ý này

Nếu đa số người dân Scotland lựa chọn “Có” trong cuộc trưng cầu dân ý lần này, nó sẽ đánh dấu sự thay đổi rất lớn của Liên hiệp Vương quốc Anh không chỉ về địa lý, chính trị mà còn cả về kinh tế và đối ngoại.

Nếu Scotland quyết định tách ra để giành độc lập, sự thay đổi rõ ràng nhất mà mọi người có thể thấy là nhiều quốc gia sẽ phải thay đổi quốc kỳ như Anh, Úc với việc bỏ dấu gạch chéo biểu tượng của Scotland ra khỏi quốc kỳ của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trí Dũng (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN