TQ: Nước sông biến thành "màu máu" chỉ sau 1 đêm

Một con sông ở Trung Quốc bỗng chuyển sang màu đỏ như màu máu chỉ sau 1 đêm.

Con sông này chảy qua làng Xinmeizhou, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Người dân địa phương cho biết, trước khi đổi sang màu đỏ quạch, nước sông vốn rất trong, những người trong làng vẫn hay gánh nước từ sông về uống và sinh hoạt.

Hãng tin Daily Express dẫn lời một người dân trong làng Xinmeizhou cho hay: “Sáng hôm 24/7, màu nước sông vẫn bình thường, rồi đột nhiên chỉ trong vài phút, nước bắt đầu đục ngầu, sẫm màu hơn và cuối cùng trở nên đỏ quạch”.

Người dân cho biết thêm: “Chúng tôi vẫn hay bắt cá ở sông này và thậm chí còn uống nước sông vì nó rất trong”.

TQ: Nước sông biến thành "màu máu" chỉ sau 1 đêm - 1

Trước khi chuyển màu, con sông vốn rất trong

Đài phát thanh nhà nước Trung Quốc cho biết, hiện vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng về sự việc kì lạ trên nhưng Thanh tra của Cục Bảo vệ môi trường Ôn Châu đã lấy mẫu nước sông về phân tích.

Việc nước sông chuyển sang màu đỏ khiến nhiều người nghĩ nguyên nhân có thể là do một nhà máy nào đó xả thải không đúng quy trình, đó có thể là nhà máy sản xuất giấy, phẩm màu thực phẩm hoặc nhà máy dệt. Tuy nhiên, người dân ở đây khẳng định hiện tượng này chưa từng xảy ra trước đây và không có nhà máy hóa chất nào ở khu vực thượng nguồn.

Hồi tháng 9 năm 2012, sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc, cũng từng chuyển sang màu đen. Tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng “thủ phạm” chính là chất thải công nghiệp hoặc phù sa.

TQ: Nước sông biến thành "màu máu" chỉ sau 1 đêm - 2

Mẫu nước sông khi cho vào chai nhựa trong

Thế nhưng, sau khi xem xét các hình ảnh chụp lại, các nhà khoa học nhận định sự việc này là do con người gây ra.

Bà Emily Stanley, một giáo sư nghiên cứu về sông hồ tại Trường đại học Wisconsin, đã nói với trang tin công nghệ uy tín của Mỹ LiveScience rằng: “Điều này trông giống như một hiện tượng do ô nhiễm gây ra. Nước sông đã chuyển sang màu đỏ rất nhanh và đã từng xảy ra hiện tượng giống như vậy, có lẽ do người ta đã xả chất thải từ thuốc nhuộm xuống dòng sông”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Bình (Theo RT) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN